Một buổi chiều đầu hè, Khánh lững thững đi về trên con phố hẹp. Bất chợt, cậu nghe tiếng sủa inh ỏi: “Gâu! Gâu! Gâu”. Vốn yêu thích chó, Khánh ngó nghiêng tìm kiếm bóng dáng bạn chó vừa kêu.
Thế rồi, từ con ngõ, một chú chó hoang lấm lem bùn đất xông ra. Bộ lông chú lấm lem đến mức Khánh không nhận ra nổi màu lông vốn có. Và dường như cũng ngại ngùng với vẻ ngoài có phần nhem nhuốc của mình, bạn chó chỉ giương lên đôi mắt to tròn như mong được giúp đỡ rồi lại chạy phắt đi khiến Khánh không kịp phản ứng. Suốt chiều hôm ấy, nghĩ về ánh mắt tội nghiệp của bạn chó, lòng Khánh cứ day dứt. Rất có thể, không chỉ dừng lại ở chuyện bộ lông bẩn thỉu mà có lẽ bạn chó cũng mắc một bệnh ngoài da nào đó.
Đang mải mê suy nghĩ, Khánh chợt nghe tiếng nhỏ Chi í ới:
– Biết gì chưa, Hưng vừa phát minh một thứ rất hợp với người yêu chó như Khánh đấy. Sang đó cùng xem với tôi không?
Thế rồi, hai đứa chạy tót sang nhà “thiên tài khoa học” Hưng và thấy Hưng đang cặm cụi với đủ món đồ lỉnh kỉnh. Hưng lấy ra một cái bình, một ít than, cả đống xà phòng rồi bắt đầu thử nghiệm. Cậu nghiền bột, trộn rồi khuấy tung chúng lên. Dưới con mắt chăm chú của cả ba, hỗn hợp “cây nhà lá vườn” đã ra đời. Chúng tạo thành một chất lỏng man mát trông như dầu gội đầu. Hưng giới thiệu với vẻ rất oách:
“Đây là sữa tắm chó làm từ than hoạt tính”. Nghe vậy, Khánh chợt nhớ đến chú chó hoang ở đầu ngõ. Khánh nói với các bạn:
– Hay chúng ta cũng tắm cho chú chó hoang trên phố nhà tôi đi. Nó lang thang suốt nên người bẩn lắm, có khi còn mắc bệnh ngoài da nữa.
Nghe Khánh nói vậy, nhỏ Chi và Hưng muốn chạy ngay đi tìm chú chó hoang để thử nghiệm. Nhưng rồi, Khánh chợt nhận ra mọi thứ có vẻ… không ổn:
– Ơ, nhưng nó là chó hoang, bọn mình đến gần sẽ nguy hiểm lắm.
– Ừ nhỉ! Ba đứa mình hấp tấp quá. – Hưng nói.
– Chưa kể, chúng mình cũng chưa kiểm chứng sản phẩm xà phòng cho chó. Tôi cứ sợ sợ thế nào ấy. – Nhỏ Chi lí nhí.
Ba đứa ngồi thẫn thờ nhưng vẫn không nghĩ ra được cách nào vừa an toàn, vừa tốt cho bạn chó. Tối về, Khánh kể cho bố mẹ câu chuyện xà phòng cho chó. Mẹ bảo:
– Ba đứa không đi tìm bạn chó là phải. Việc tiếp xúc với chó hoang nguy hiểm lắm. Chưa kể, sản phẩm xà phòng “handmade” cũng chưa ổn lắm đâu. Có khi, vô tình mình còn gây hại cho bạn đấy con!
– Thế… Thế thì phải làm sao hả mẹ? – Khánh hốt hoảng.
– Mai mẹ dẫn con đến gặp bác Đông – bác sĩ chuyên về thú y con nhé. Nhà bác ấy cũng nhận nuôi chó và mèo hoang nữa. Con nói chuyện với bác ấy xem sao.
Nghe mẹ nói xong, Khánh chợt bừng tỉnh. Suy nghĩ thay áo cho chó thì hay thật đấy. Nhưng muốn thực hiện lại không phải câu chuyện nhất thời. Ngày mai, Khánh sẽ dậy sớm để nói chuyện với Chi, với Hưng, và biết đâu, ba đứa lại giúp đỡ được nhiều chó hoang hơn nữa! Thế mới thấy, lòng tốt mà dùng chưa đúng, chưa phải cũng nguy hiểm lắm chứ chẳng đùa!
Ngày hôm sau, sau khi gặp bác Đông, ba đứa trẻ quay lại với một kế hoạch cụ thể và an toàn hơn. Bác Đông không chỉ giúp các bạn nhỏ hiểu về cách chăm sóc chó hoang mà còn giới thiệu một công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng xanh: các sản phẩm chăm sóc thú cưng từ năng lượng tái tạo.
Hưng rất tò mò về chuyện này và hỏi bác Đông:
– Bác ơi, bác có thể kể thêm về các sản phẩm này không ạ?
Bác Đông cười, bắt đầu giải thích:
– Những năm gần đây, công nghệ năng lượng tái tạo phát triển mạnh mẽ và được áp dụng rộng rãi, ngay cả trong ngành chăm sóc thú cưng. Ví dụ như sữa tắm chó từ than hoạt tính mà các cháu tự làm rất đáng khen, nhưng có một số sản phẩm ngoài thị trường còn tích hợp công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời để tăng cường hiệu quả làm sạch và diệt khuẩn. Than hoạt tính trong sản phẩm này cũng được chế tạo từ nguyên liệu tái chế, giảm thiểu tác động đến môi trường.
Khánh, Chi và Hưng rất hào hứng. Khánh đề xuất:
– Hay là mình tìm hiểu về những sản phẩm này và tổ chức một buổi tuyên truyền về việc chăm sóc chó hoang an toàn và bảo vệ môi trường nhỉ?
Ba đứa quyết tâm lên kế hoạch tổ chức một buổi hội thảo nhỏ tại khu phố, mời bác Đông làm diễn giả và giới thiệu các sản phẩm chăm sóc thú cưng sử dụng năng lượng tái tạo. Buổi hội thảo không chỉ giúp mọi người hiểu hơn về việc bảo vệ động vật mà còn về lợi ích của năng lượng sạch, từ đó góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Khánh, Chi và Hưng không chỉ giúp đỡ được nhiều chó hoang hơn mà còn trở thành những tuyên truyền viên nhỏ tuổi về năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường.
Bài và tranh minh họa: Nguyễn Ngọc Ánh Dương
(Lớp 4, Trường Archimedes, Hà Nội)
Leave a Comment