Hôm nay là ngày cuối tuần. Sau một tuần bận rộn với công việc chăm sóc cà rốt để có lượng thực dự trữ cho mùa đông sắp tới thì đây chính là thời gian để tất cả mọi người trong gia đình Thỏ quây quần bên nhau.
Sau khi cùng cả nhà giặt quần áo, Thỏ con xin phép Thỏ mẹ ra bờ sông gần nhà bơi. Thỏ mẹ đồng ý và không quên dặn Thỏ con: “Con chỉ được ở gần, không bơi ra xa nhé!”.
– Dạ vâng! – Thỏ con đáp.
Nói rồi Thỏ con chạy một mạch ra bờ sông. Trước mắt Thỏ con là cảnh muôn loài đang rỉa lông, tỉa cánh, bơi lội. Thấy vậy, nó buồn bã trở về nhà và kể chuyện này cho mẹ.
Mẹ nghe xong thì an ủi Thỏ con:
– Không sao đâu, con đừng buồn nữa.
Vừa lúc đó, Thỏ bố đi làm về. Vô tình nghe được câu chuyện và Thỏ bố dường như nhớ ra là cách nhà cũng khá xa, bác Gấu có xây dựng một hồ bơi công cộng miễn phí để mọi người có thể vui chơi, bơi lội thỏa thích.
Thỏ bố liền đưa Thỏ con đến nhà bác Gấu.
Thỏ con lễ phép chào bác Gấu và tròn xoe đôi mắt với vẻ ngạc nhiên và bất chợt hét lên khi nhìn thấy hồ bơi nhà bác Gấu:
Ôi chao, hồ bơi của bác Gấu thật rộng rãi, thoải mái làm sao!
Những bóng đèn điện đầy màu sắc được bác Gấu mắc xung quanh hồ rất cẩn thận. Bác còn trang trí những bông hoa xinh đẹp khiến hồ bơi lộng lẫy như thiên đường trong mơ của Thỏ con.
Không chần chừ, Thỏ con xin phép bác Gấu và nhanh chóng nhảy tõm xuống hồ bơi.
Sau khi bơi xong, bác Gấu tốt bụng mời Thỏ vào nhà uống nước và tham quan ngôi nhà của bác. Ngắm nghía một hồi đã khiến Thỏ con nhận ra một số đồ dùng trong nhà bác Gấu đều tự động chạy, bác Gấu giải thích cho Thỏ đó là nhờ có điện.
“Thế điện là gì vậy bác”? Thỏ con ngây thơ hỏi bác.
Điện được hiểu là sự dịch chuyển hay đứng yên của điện tích âm và điện tích dương. Nhờ có điện, chúng ta có thể thắp sáng bóng đèn, làm mát phòng, sử dụng loa đài,…
Thỏ con mắt tròn mắt dẹt nghe bác nói và nhìn ngắm đồ vật trong nhà bác.
Sau khi về nhà, Thỏ con thấy mẹ đang giặt quần áo bằng tay trông rất vất vả. Thỏ con liền nhớ lại nhà bác Gấu có một thiết bị giặt đồ bằng điện gọi là máy giặt. Thỏ con chạy qua nhà bác Gấu hỏi xem có thể giúp cho mẹ được không. Bác Gấu đã giới thiệu cho Thỏ ở tiệm điện máy của cô Sóc có bán máy giặt.
Thỏ con kể cho mẹ nghe chuyện này. Mẹ khen Thỏ rất thông minh và biết thương mẹ. Hai mẹ con nhà Thỏ đến tiệm của cô Sóc và không khỏi ngỡ ngàng trước hàng trăm đồ dùng bằng điện. Thỏ mẹ lấy năm mươi củ cà rốt và mười quả sồi để trao đổi đồ dùng điện với cô Sóc. Mẹ Thỏ mua máy giặt để giặt đồ và tủ lạnh để bảo quản cà rốt lâu hỏng hơn.
Nhưng nhà Thỏ không có dây điện nên họ đành nhờ thợ điện Hưu đến giúp kéo điện từ nhà máy điện của Ngựa tới nhà Thỏ.
Biết tin, cả khu của Thỏ đều làm vậy, mọi người kéo đến tiệm điện của cô Sóc để trao đổi đồ điện và nhờ Hươu kéo điện từ nhà máy điện của Ngựa đến giúp.
Cứ như vậy, cả khu phố ai cũng có đồ dùng điện. Nhờ vậy, mọi người đã có một cuộc sống tốt hơn, tiện hơn trước rất nhiều. Họ nấu ăn, giặt quần áo,… đều dùng tới điện.
Vào một ngày, bác Gấu, Ngựa, và Hươu mở một cuộc họp thảo luận vấn đề liên quan đến sử dụng điện. Tất cả mọi người đều đến họp để có kiến thức về sử dụng điện.
Mở đầu cuộc họp, bác Gấu căn dặn:
Mọi người nên bảo dưỡng, thay thế ngay các thiết bị điện, cầu dao, công tắc bị hỏng… theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo các thiết bị không bị hỏng hóc và gây rò điện.
– Lò vi sóng phải đặt xa các thiết bị điện, không bật lò khi trong phòng có máy điều hòa, làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của điều hòa.
– Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lí, rút ngắn thời gian mở đóng tủ nhằm tiết kiệm điện.
– Tắt nguồn điện khi không sử dụng, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn (cháy nổ, rò điện).
Mọi người không nên:
-Đóng, cắt cầu dao, bật công tắc… khi tay ướt.
– Sử dụng thiết bị có dây đốt kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật; dây đốt sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện.
– Sử dụng đồ điện trong môi trường nhiệt cao, độ ẩm lớn.
– Sử dụng đồng loạt các thiết bị điện có công suất lớn.
Còn Hươu thì có những lời khuyên về sử dụng điện cho mọi người gồm:
1. Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện theo đúng cách
2. Sử dụng các thiết bị đóng ngắt điện phù hợp
3. Chọn vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện an toàn
4. Giữ khoảng cách với nguồn điện gia đình
5. Tránh xa khu vực có điện thế cao
6. Không sử dụng điện thoại khi đang sạc
7. Sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt
8. Kiểm tra hệ thống đường điện
9. Bảo hành các thiết bị điện định kỳ
10. Trang bị bảo hộ đầy đủ
11. Kỹ thuật viên có được đào tạo bài bản
12. Kiểm tra vận hành theo đúng quy tắc an toàn điện
13. Không tự ý lắp đặt gần khu vực công trình lưới điện
14. Ngắt nguồn điện khi thời tiết xấu
15. Để thiết bị điện xa các vật dễ gây cháy nổ
16. Nối đất cho các thiết bị điện có vỏ kim loại
17. Không tự ý sửa chữa nếu không hiểu rõ về điện
Sau cuộc họp, cả khu phố đã đồng loạt nói lời cảm ơn ban tổ chức và làm theo chỉ dẫn của bác Gấu và Hươu. Nhờ vậy mà mọi người đã có thể sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Bài và tranh minh họa: Trần Ngọc Vĩnh Thụy
Lớp 6, Trường THCS Võ Thị Sáu, Cà Mau
Leave a Comment