Gia đình khác biệt

Tuấn biết gia đình của mình khác với những gia đình khác. Tuấn biết điều đó mà. Từ khi còn nhỏ, cậu đã nhận ra sự khác biệt ấy.

Mỗi sáng, khi còn đang say giấc, bố mẹ cậu đã dậy từ rất sớm, chuẩn bị cho công việc quét dọn đường phố. Họ mặc bộ đồng phục lao công cũ kỹ, đi dọc những con đường còn đẫm sương mai, cùng với những âm thanh của tiếng chổi và xe rác. Khi Tuấn thức dậy, cậu luôn thấy nhà vắng vẻ. Cậu tự lo bữa sáng và tự đi học, thường thì chiều về cậu phải chăm sóc em trai Tí, người mắc hội chứng Down. Bố mẹ chỉ về nhà vào khoảng hai giờ sáng, và sau đó họ lại phải tiếp tục một ngày làm việc mới. Tuấn chưa từng nếm thử mùi vị của bữa ăn mẹ nấu. Khi nghe các bạn nói về bữa ăn ngon mẹ nấu hay những chuyến đi chơi cuối tuần cùng gia đình, lòng Tuấn lại nhói lên một cảm giác ghen tị.

Cậu biết gia đình mình rất khác biệt. Đó là điều cậu chưa bao giờ chia sẻ với ai, vì sợ bị trêu chọc. Bố mẹ các bạn trong lớp đều là cảnh sát, bác sĩ, kỹ sư… còn bố mẹ Tuấn chỉ là những người quét rác.
Không những thế, các bạn có anh chị em luôn khoe khoang thành tích của họ, còn Tuấn chỉ có em trai Tí bị hội chứng Down. Em Tí không được đi học khi đã đến tuổi vì lo rằng khuôn mặt của em sẽ làm các bạn khác sợ. Bố mẹ quyết định dạy em ở nhà, nhưng vì công việc, nhiệm vụ này chuyển sang Tuấn. Vì Tí ở nhà suốt nên em cũng không có nhiều bạn hay tham gia các hoạt động nào.

Tuấn không cảm thấy yêu thương em trai. Tí luôn bám theo và làm phiền cậu trong những lúc Tuấn cần không gian riêng để học tập. Mỗi khi cậu ngồi học, Tí lại muốn chơi cùng. Mặc dù đôi lúc Tuấn cảm thấy muốn mắng em, nhưng nhìn vào đôi mắt ngây thơ của Tí, cậu lại không nỡ. Tí có những biểu hiện kỳ lạ, thường không nói nhiều và ít bộc lộ cảm xúc, và có một lần, sự có mặt của Tí trong bữa tiệc gia đình khiến khách mời ra về sớm.

Từ đó, mỗi khi ai hỏi về gia đình, Tuấn luôn tránh né, cố gắng nói lảng sang chuyện khác. Cậu không muốn ai biết về bố mẹ và công việc của họ, cũng như về em trai. Tuấn thậm chí đã từng nói dối rằng bố mẹ làm việc ở văn phòng, để tránh những ánh mắt tò mò và những câu hỏi khó xử, và gần như chẳng bao giờ nhắc đến tên Tí.

Mỗi khi có ai hỏi về gia đình, Tuấn luôn tìm cách lảng tránh. Cậu không muốn mọi người biết bố mẹ mình là lao công hay về sự tồn tại của Tí. Đôi khi, cậu đã nói dối rằng bố mẹ làm việc ở văn phòng để tránh những ánh mắt tò mò và những câu hỏi khó xử.

Nhưng bí mật nào rồi cũng sẽ được bật mí.

Thời gian trôi qua, và Tuấn đã giữ bí mật này hơn năm năm. Giờ đây, cậu đã mười một tuổi và bắt đầu vào cấp hai. Mới ngày đầu đi học, Tuấn cảm thấy nhẹ nhõm khi không ai nhìn cậu bằng ánh mắt khinh bỉ. Cậu có thể thư giãn, nói chuyện và làm quen với bạn mới mà không lo sợ bị phát hiện về gia đình mình.

Ngày đầu tiên của cậu diễn ra rất suôn sẻ. Một khi đến lớp, Tuấn cảm thấy lòng nhẹ bẫng khi không một ánh nhìn khinh thường nào nhìn về phía cậu. Lần đầu tiên, Tuấn không phải lúc nào vào lớp cũng căng thẳng, sợ những người khác ăn hiếp hoặc đã phát hiện ra bí mật đen tối của bản thân. Lần đầu tiên, Tuấn có thể thư giãn, nói chuyện vui vẻ với các bạn học sinh khác, nhanh chóng làm bạn mới. Thầy giáo chủ nhiệm lại hiền và dễ tính nữa kìa!

“Lớp 6 thật tuyệt,” Tuấn thở dài.

Tuy nhiên, niềm vui không kéo dài lâu. Trong tiết học đầu tiên của môn Ngữ Văn, thầy giáo yêu cầu học sinh miêu tả về gia đình mình. Tuấn cảm thấy hoang mang và lo lắng, vì nếu cậu kể sự thật, mọi người sẽ biết về gia đình cậu. Để bảo vệ bí mật, Tuấn đã quyết định viết một bài văn giả tạo, trong đó cậu kể rằng bố mẹ là giám đốc của một công ty lớn và em trai Tí là người em tuyệt vời, luôn vui vẻ và ngoan ngoãn.

Khi cậu đọc bài văn trước lớp, mọi người rất ngưỡng mộ gia đình cậu. Tuấn cảm thấy tự hào nhưng cũng đầy tội lỗi vì đã nói dối. Trong lòng cậu, niềm vui cũng nhanh chóng tan biến khi cậu biết rằng sự thật sẽ sớm bị phát hiện.

Chiều hôm đó, khi ra khỏi trường, Tuấn bất ngờ thấy mẹ và Tí đứng chờ cậu trước cổng. Mẹ mặc bộ đồng phục lao công, khiến cậu cảm thấy xấu hổ. Nhóm bạn bắt đầu trêu chọc về mẹ và em trai, và Tuấn không biết phải phản ứng như thế nào. Tuy nhiên, cậu chỉ biết cười theo để không bị lộ bí mật. Thấy cậu chẳng nhúc nhích, mẹ Tuấn đã tận bước vào sân trường, tay nắm chặt bàn tay nhỏ bé của Tí.

“Mẹ kêu hoài, sao không chịu ra? Em con đứng mỏi chân nãy giờ rồi này! Chúng ta về sớm thì được ăn tối sớm nè.”

Tuấn cố gắng nói nhỏ, “Sao mẹ lại ở đây? Con tưởng mẹ còn phải làm thêm một ca nữa?”

Mẹ đáp bằng một giọng to hơn, “À, hôm nay mẹ được nghỉ sớm, nên sẵn tiện đón con cũng như dắt em hóng gió một chút.”

Ngay lúc đó, cả nhóm bắt đầu cười trở lại. Mẹ Tuấn nhìn những đứa trẻ cười trong vui thích với một ánh mắt khó hiểu. Bỗng nhiên, bọn họ hỏi, “Dạ cô, chúng cháu chỉ nghĩ nghề nghiệp của cô thật vớ vẩn, và con của cô nhìn thật dị tởm. Bé bị bệnh Down hả cô? Bé có bị kém phát triển không?”

“Các em không nên nói thế.”

Thầy Lâm đã xuất hiện sau lưng từ lúc nào. Ai cũng giật bắn người và quay mặt hướng về thầy. “Thầy nói gì cơ?”

“Thầy bảo rằng xúc phạm những người khác chỉ vì công việc của họ là không đúng đắn. Nhưng nó lại là những thứ chúng em vừa làm. Các nghề nghiệp như quét rác không phải là một nghề vớ vẩn. Thầy hỏi các em: ai là người giữ cho con đường của chúng ta sạch sẽ? Chính là các bác quét rác đó các em. Họ phải làm việc mỗi ngày mỗi đêm, để cho con đường chúng không có một miếng rác nào. Họ hi sinh thời gian ngủ và ăn cơm để cho chúng ta sống được vui và sạch sẽ. Nếu không có các cô chú quét rác, thành phố này đã bị ngập trong rác và các thứ bẩn thỉu từ lâu rồi.

“Không như thế, nếu một ai đó có bị bệnh bẩm sinh nào đi chăng nữa, đó không có nghĩa là họ bị kém phát triển. Các em không nên trêu chọc em trai của Tuấn. Hãy nhìn Stephen Hawking đi. Ông bị bệnh xơ cứng teo cơ một bên, nhưng vẫn trở thành một nhà khoa học lớn và vĩ đại. Các em không nên coi thường những người bị bệnh gì đó mà ảnh hưởng bề ngoài của họ”.

“Các em đã hiểu chưa? Các em không nên đánh giá một người nào đó chỉ vì ngoại hình hoặc cách ăn mặc của họ nhé. Chính tấm lòng mới là thứ quan trọng.”

Cả hội lập tức cảm thấy hối hận về hành động của mình. Các bạn lần lượt xin lỗi mẹ Tuấn và cậu bé Tí. Bản thân Tuấn cũng rất xấu hổ. Em không hiểu tại sao lại ghét gia đình mình. Khác biệt là tốt mà! Nếu gia đình cậu chỉ là một gia đình “bình thường”, không có gì hay ho cả. Về nhà, Tuấn xin lỗi trước gia đình vì những suy nghĩ đáng ghét của bản thân về từng thành viên. Cậu còn làm những thiệp xin lỗi gửi tặng mọi người.

Tuấn không còn ghét gia đình mình vì họ “khác biệt” nữa. Tuấn tin chắc nghề nghiệp của bố mẹ sẽ được coi trọng nhiều hơn và Tí lớn lên sẽ thành một nhà bác học tài ba!

Nguyễn Bảo Khánh

(Lớp 7 – Trường THPT & THCS chuyên Trần Đại Nghĩa, Tp.HCM)